Phong tục đón tết của người Nhật

Chỉ còn vài ngày nữa thôi là đến tết dương rồi. Không biết các bạn du học sinh đang đi du học Nhật Bản chuẩn bị tết đến đâu rồi? Mặc dù không được đón tết cùng với người thân trong gia đình. Nhưng đây cũng chính là dịp để cho các bạn có cơ hội được tìm hiểu về phong tục đón Tết tại Nhật Bản khi đi du học Nhật Bản.

đi du học Nhật Bản

Đi du học Nhật Bản – bạn có dịp tìm hiểu về phong tục đón tết của người Nhật

Tết là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Nhật. Theo tập quán cũ, người Nhật đón tết theo lịch âm như Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày nay, người Nhật đã chuyển sang đón năm mới theo lịch dương như các nước Châu Âu. Mặc dù đón tết theo lịch dương nhưng nghi thức đón tết truyền thống vẫn được người Nhật bảo lưu.

Trang trí nhà đón năm mới

Trước khi Tết đến, mọi nhà đều trang trí cây Tùng trước cửa. Ngày trước, người ta thường dựng cây Tùng vào ngày 13/12. Được xem là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón tết. Còn gần đây là ngày 27/12 hoặc 28/12 nhưng người ta tránh không dựng cây Tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa. Bởi theo quan niệm của người Nhật, số 9 trong tiếng Nhật cùng âm đọc với chữ khổ. Mà ngày 29 có số 9, nên được hiểu là chỉ nghênh đón thần trong một đêm nên bị cho là thất lễ.

phong tục đón tến của người Nhật khi đi du học Nhật Bản

Người Nhật thường trang trí cây Tùng 2 bên nhà để chào đón năm mới

Ngoài ra trên khung cửa của không ít gia đình Nhật còn trang trí các vật phẩm như quả quýt, dải giấy trắng, đồ đan bằng lá màu trắng, thừng bện bằng cỏ,…Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già. Thừng bện bằng cỏ được treo ở nơi thờ cũng hay điện thờ. Qủa quýt màu da cam có âm đọc trong tiếng Nhật giống như “đời đời”, tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng. Dải giấy màu trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết bẩn và xua đuổi tà ma. Còn lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tỳ vết.

Đi lễ vào đầu năm mới

Cũng giống như phong tục của người Việt Nam, người Nhật Bản thường đi lễ vào đầu năm mới. Theo quan niệm của người Nhật, đến thăm các ngôi đền vào dịp năm mới là để cầu mong cho sự bình yên và mạnh khỏe trong cả năm.

Đặc biệt là trong khoảng 7 ngày đầu tiên năm mới. Người Nhật gọi là Matsunouchi. Họ tin rằng nếu đi thăm đủ cả 7 ngôi đền lớn thờ 7 vị thần may mắn là Daikouten, Ebisu, Bishamonten, Hotei, Jurojin, Benzaiten, Fukurokuju thì sẽ gặp được những điều tốt lành. Đó là Công việc thuận lợi, may mắn, tài vận phát đạt, sức khỏe, trí tuệ thông thái, hạnh phúc và sống lâu.

đi du học Nhật Bản năm 2017

Người Nhật thường đi lễ chùa vào đầu năm mới để cầu may mắn

Ngoài ra, một số người còn đi đến các ngôi đền để cầu nguyện cho những mục đích trực tiếp và thiết thực khác. Ví dụ như các thí sinh và gia đình sẽ cầu mong cho thí sinh đó sẽ thi đỗ. Hay những người độc thân thì cầu mong tìm được người bạn đời mong muốn.

Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người Nhật

Vào ngày đầu tiên của năm mới (1/1), các gia đình tại Nhật đều làm lễ đón mứng năm mới. Họ uống rượu mừng với ý nghĩa là trừ tà và kéo dài tuổi thọ. Sau đó họ thưởng thức món canh bánh dày Ozoni. Món canh này được làm từ những nguyên liệu được bày cúng trên bàn tổ tiên trong đêm giao thừa như củ cải, khoa và bánh dày,…Ngoài ra, người Nhật thường ăn Osechi. Đây là những đồ ăn nguội đã chuẩn bị sẵn từ trước. Bởi người Nhật quan niệm, nấu nướng trong 3 ngày đầu của năm mới không tốt cho thần bếp nên họ thường chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là Osechi.

đi du học Nhật Bản

Người Nhật thường ăn Osechi vào những ngày đầu năm mới

Vào ngày 7/1, người Nhật thường ăn cháo chay Nanakusagayu. Đây là loại cháo được nấu từ 7 loại rau quả với ý nghĩa là cầu chúc sức khỏe. Ngày 11/1, người Nhật có tục lệ làm vỡ bánh dày. Bởi bánh dày tượng trưng cho sự may mắn nên họ thường không cắt mà làm vỡ bằng búa. Đi du học Nhật Bản – bạn sẽ có cơ hội hiểu hơn về phong tục tập quán của người Nhật.