Tìm hiểu nền giáo dục tiên tiến của Nhật Bản

Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện hành đã được thiết lập ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Lấy hệ thống giáo dục của Mỹ làm kiểu mẫu. Do đó, Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển trên thế giới với tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng 0. Và 72,5% số học sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp. Một con số ngang bằng với Mỹ và vượt trội một số nước Châu Âu. Điều này tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của đất nước Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.

Tìm hiểu nền giáo dục tiên tiến của Nhật Bản

Tìm hiểu nền giáo dục tiên tiến của Nhật Bản

Yếu tố khiến nền giáo dục Nhật Bản thu hút học sinh

1.Nhật Bản coi trọng giáo dục con người

Nhật Bản là đất nước khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, lại luôn phải đối mặt với những thảm họa thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa. Người dân Nhật Bản từ xưa đã biết dựa vào chính sức mình để tồn tại. Chính thiên nhiên khắc nghiệt đã rèn cho người Nhật tính tự lập, kiên cường. Chính bởi hoàn cảnh sống như vậy mà người Nhật luôn quan niệm con người là yếu tố quan trọng của đất nước. Muốn đất nước được phát triển. Thì không có cách nào khác ngoài đào tạo nguồn nhân lực hùng hậu và chất lượng.

2.Hệ thống giáo dục theo mô hình phương Tây

Cũng như nhiều quốc gia Châu Á. Nhật Bản chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa, văm minh Trung Hoa. Nền giáo dục của đất nước này cũng không thể nào tách ra khỏi những tư tưởng, triết lý đạo Khổng. Tuy nhiên, Nhật Bản luôn biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa bên ngoài. Áp dụng một cách thích hợp với nền văn hóa bản địa. Người Nhật tiếp thu song song cả nền văn hóa Trung Hoa lẫn những tiến bộ văn minh phương Tây. Chính vì vậy khi nhìn vào hệ thống giáo dục Nhật Bản. Bạn có thể thấy nội dung giảng dậy có sự kết hợp của Đông – Tây. Mô hình giáo dục phương Tây được ảnh hưởng – cụ thể là mô hình của Mỹ.

Với mô hình hệ thống giáo dục: 6-3-3-4. Tức là 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm đại học.

3.Nhờ đâu mà nền giáo dục Nhật Bản phát triển?

Xuất phát từ nền văn hóa Khổng giáo. Với sự tập trung đào tạo tri thức cho tầng lớp quan lại, võ sĩ. Tới nay giáo dục Nhật Bản đã có bước phát triển vượt bậc, được đánh giá vị trí hàng đầu thế giới. Để có được kết quả như vậy, chính quyền Nhật Bản đã có nhiều cải tiến và đầu tư cho nền giáo dục kể từ thời Minh Trị cho tới nay.

4.Từ bỏ hệ thống giáo dục phân tầng, mở ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người

Thời phong kiến, chính quyền Nhật Bản chỉ tập trung đầu tư giáo dục cho tầng lớp quý tộc, võ sĩ. Môi trường giáo dục chưa được đưa tới mọi tầng lớp nhân dân. Nhưng từ thời Minh Trị cho tới nay, Nhật Bản quan tâm đầu tư giáo dục cho tất cả mọi người. Giáo dục bắt buộc ở bậc tiểu học và trung học cơ sở thông qua việc học sinh được đến trường miễn phí. Chính vì thế đã nâng tỷ lệ phổ cập giáo dục tại Nhật lên tới 99,98%. Đây là một tỷ lệ cao so với cả Mỹ hay Châu Âu. Ngay cả trẻ em khuyết tật cũng luôn được khuyến khích. Tạo mọi điều kiện để các em được học tập và giáo dục bình đẳng như mọi người.

5.Giáo dục hướng tới khoa học thực tiễn cho đời sống

Nền giáo dục Nhật bản luôn gắn liền với thực tiễn

Nền giáo dục Nhật bản luôn gắn liền với thực tiễn

Đây là điểm tiến bộ của nền giáo dục Nhật Bản. Chính phủ Nhật từ lâu đã xác định giáo dục là phải gắn liền với lợi ích đời sống nhân dân. Chính vì vậy, các ngành đào tạo nghề tại Nhật được đánh giá rất cao.

Trong giáo dục kỹ thuật- nghề nghiệp tại Nhật có tới 5 loại hình cơ sở đào tạo. Đó là trường kỹ thuật, trường nông nghiệp, trường thương mại, trường hàng hải và trường bổ túc. Tất cả những mô hình đào tạo này luôn gắn chặt với nơi sản xuất. Học tập trong môi trường này. Các học viên không chỉ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về khoa học công nghệ. Mà còn được rèn luyện bản lĩnh vững vàng trước mọi tình huống sẵn sàng cho công việc sau này. Tuy nhiên, khi làm việc thực tế, những công nhân vẫn phải trải qua giai đoạn học nghề. Nhằm hòa nhập với công việc thực tế một cách từ từ. Chính thời gian học nghề tại nơi sản xuất sẽ giúp các học viên mới tốt nghiệp thích ứng với thế giới thực tế. Đây là quá trình tái đào tạo, một nét độc đáo của các công ty, xí nghiệp Nhật Bản. Đây cũng là điểm ưu việt trong công tác đào tạo của nước này.

6.Cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục được đầu tư

Tại Nhật Bản, cơ sở vật chất dành cho giáo dục được nâng lên đáng kể. Số trường học tại tất cả các bậc giáo dục đều được tăng cao. Đảm bảo nhu cầu giáo dục đưa đến mọi tầng lớp nhân dân. Đáp ứng tất cả nhu cầu học tập và nghiên cứu của người dân cũng như du học sinh đi du học Nhật Bản.

Bên cạnh đó, để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội có định hướng thông tin. Giáo dục tại các nhà trường Nhật Bản cũng không ngừng được cải tiến. Máy tính được đưa vào nhà trường với sự phát triển của những phần mềm giáo dục đã làm tăng hiệu quả dạy học. Đồng thời, nuôi dưỡng những phẩm chất cần thiết cho trẻ em bước vào xã hội tương lai với những mạng lưới thông tin tinh vi.

Một điểm quan trọng nữa để Nhật Bản có được chất lượng giảng dạy đạt chuẩn quốc tế. Đó chính là thành công của quá trình biên soạn nội dung giáo khoa. Với sự chuẩn hóa cao độ về nội dung cũng như tính thực tiễn. Học sinh tại Nhật Bản được tiếp cận thông tin từ nhiều góc độ. Điều này giúp Nhật Bản đào tạo được nguồn nhân lực toàn diện. Học sinh Nhật Bản đi thi các giải quốc tế luôn đạt thành tích cao đáng ngưỡng mộ.

Chắc chắn với những đặc điểm trên, chúng ta đã hiểu phần nào cho sự phát triển nền giáo dục Nhật Bản. Hiểu được tại sao Nhật Bản lại có sức hút lớn đối với du học sinh quốc tế đến vậy.

Tags: